Chấn thương đầu gối khi đá bóng – Top 5 trường hợp hay gặp
Chấn thương đầu gối khi đá bóng không phải điều hiếm gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ ai tham gia vào bộ môn thể thao này. Nguyên nhân dẫn đến là do di chuyển có sự va chạm và té ngã. Cùng dabanhhomnay khám phá top 5 dưới đây.
Top 5 chấn thương đầu gối khi đá bóng hay gặp
Dù chấn thương có thể xảy ra ở mọi bộ phận, nhưng riêng với đầu gối sẽ có 5 trường hợp cơ bản như sau:
1/ Khu vực dây chằng chéo trước
Trong tình huống đầu gối chuyển động xoắn vặn, hướng đi đột ngột thay đổi khi đó chấn thương dây chằng. Dạng này xuất hiện rất phổ biến với các triệu chứng như đau đầu gối, sưng đầu gối, chuyển động khớp gối mất cảm giác, đầu gối bất ổn.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ sẽ gặp tình trạng chấn thương đầu gối khi đá bóng dạng này nhiều hơn, tỷ lệ mắc cao hơn. Nữ giới do khả năng kiểm soát về thần kinh phần cơ hông hạn chế, đầu gối và chân kém linh hoạt, trạng thái nguy hiểm xuất hiện nhiều hơn khi vận động.
2/ Chấn thương khu vực dây chằng giữa gối
Trường hợp này phần dây chằng trung gian sẽ bị giãn thậm chí là đứt hẳn, nhẹ hơn có thể là bong rách thể nặng. Dây chằng giữa gối thường kéo dài từ mặt phía trong phần trên xương cẳng chân hay xương chày. Tiến tới mặt trong phần đầu dưới xương đùi, vai trò chủ yếu là ổn định xương cẳng chân.
Dây chằng giữa gối tổn thương nhiều do nguyên nhân ngoại lực, sức ép đến từ mặt ngoài khớp. Một lực tác động khiến cho mặt ngoài cong lại, bên phía trong nở rộng. Nếu kéo giãn quá mức phần dây chằng dễ bị rách gây tổn thương cho các cầu thủ.
Trong quá trình chơi bóng đá phần tổn thương dây chằng giữa gối thường đến từ việc tác động phía sau. Hoặc có thể cầu thủ bị ngã sau các cú đá mạnh khiến đầu gối đập hẳn xuống đất.
Triệu chứng chấn thương này thường có biểu hiện đau đầu gối, sưng đầu gối, di chuyển khó khăn thường thấy kẹt cứng khớp gối, tím bầm xung quanh và đi đứng không vững vàng.
3/ Chấn thương vì rách sụn chêm
Rất phổ biến khi chơi bóng đá đó là rách sụn chêm dẫn đến chấn thương gối. Loại sụn này có công dụng như một phần không thể thiếu ở đầu gối, hấp thụ lực sốc. Thông thường sụn chêm bị rách là do khớp gối xoay đột ngột, bị tác động mạnh từ ngoại lực.
Khi cầu thủ bị rách sụn có thể nghe rất rõ âm thanh chấn thương đủ để biết đau đớn ra sao. Nếu chơi bóng đá từ sớm, trẻ nhỏ có thể mắc phải chấn thương này đặc biệt với những đối tượng dành nhiều thời gian luyện tập.
Triệu chứng thông thường của chấn thương là đầu gối rất đau khi chạm vào, sưng tấy. Di chuyển khó khăn khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng, không thể duỗi thẳng chân và đi đứng không vững, cứng như đá.
4/ Khớp gối bị biến dạng khi chấn thương
Chấn thương này gặp nhiều phần khớp gối, bị biến dạng hoặc trật hẳn trong trường hợp xương đùi, xương chày phần ống chân lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu. Biến dạng phần khớp gối thường sẽ lệch hoàn toàn hoặc lệch một ít nhưng vẫn đau vô cùng.
Cầu thủ trật khớp gối thường có biểu hiện bong gân do bị rách từ va chạm. Ngoài chơi bóng, tai nạn giao thông hay ngã trên cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đặc biệt này. Triệu chứng hay gặp là đầu gối biến dạng hoàn toàn, sưng ro và di chuyển thường khó khăn.
5/ Bong gân
Trường hợp nhẹ nhất và xảy ra nhiều khi chơi bóng đá, bong phần đầu gối trong trường hợp cơ đột ngột kéo giãn tới mức rách. Bong gân có thể từ cấp độ nhẹ cho đến thể nặng.
Di chuyển nhanh trong quá trình chơi bóng đá là nguyên nhân dẫn đến giãn cơ, nhảy lên hay đáp xuống đột ngột sẽ khiến gân bị bong. Triệu chứng thường là đau khi bạn muốn quỳ gối, chạm vào, bầm tím và sưng tấy, đi lại khó khăn.
Những cách phòng tránh hiệu quả chấn thương vùng đầu gối
Muốn hạn chế trước tiên bạn cần luyện tập thể thao đúng cách, khi chơi bóng đá cần phải nghe theo lời khuyên của huấn luyện viên và bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Các bài tập chắc chắn phải đúng cách, đúng chuyên môn.
Trước khi bắt đầu trận đấu bạn nên tập luyện thật kỹ càng những bài khởi động chuyên nghiệp. Trong quá trình chơi nên giảm thiểu va chạm, tiếp xúc đầu gối với mặt đất để hạn chế chấn thương.
Luyện tập bộ môn đúng cách, đề cao tính an toàn và chơi một cách công bằng. Ngoài ra những dụng cụ bảo hộ đầu gối nên chuẩn bị đầy đủ để hạn chế tác động mạnh khi va đập, dù có chấn thương cũng ở thể nhẹ hơn.
Nếu chẳng may gặp phải chấn thương bạn nên hạn chế vận động, tăng cường vật lý trị liệu và có một chế độ ăn uống hợp lý để quá trình phục hồi nhanh chóng kết thúc, đầu gối trở lại trạng thái nguyên bản.
Lời kết
Trên đây là các loại chấn thương đầu gối khi đá bóng thường hay gặp nhất. Để có một lộ trình chơi thể thao an toàn và chuyên nghiệp, hãy biết cách bảo vệ bản thân tốt nhất.